Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2009

Hứa Thế Hữu-người chỉ huy đánh Hoàng Sa và Chiến Tranh Biên Giới

Trong quá trình làm Bách khoa Hàng Hải và Đóng Tàu,chúng tôi phải nói tới nhân vật Hứa Thế Hữu,người chỉ huy quân Trung Quốc đánh Hoàng Sa và chiến tranh biên giới 1979.Phần sau là trích từ Wikipedia .Ảnh lấy từ trang của Trung Quốc .Điều kỳ lạ là trong năm 2008,vào tháng Hai và tháng Chín-tháng mà chúng ta có bao chiến sĩ hy sinh vì Hoàng Sa và Trường Sa- ,không phải chỉ có báo Hà Nội Mới có bài ca tụng Mao đã có đôi mắt thần biết "thu phục tướng tài ",thay vì đưa đi xử bắn đã tha tội cho sư trưởng họ Hứa để sau này có thể "dạy cho VN một bài học" mà các báo Người Lao Động,Tin Tức,trang "Tứ Hải Huynh Đệ" (!) ,trang Võ Lâm...,tất cả có đuôi .vn đều đồng loạt có bài ca ngợi thượng tướng họ Hưa (!).Là một người thời trẻ thường bị phê bình "mất lập trường ",tôi không thể hiểu nổi ,các ông đang vạch "lề bên phải" định dạy cho lớp trẻ ngày nay cái gì ?

许世友 (Xu Shiyou) (28 tháng 2, 1905-22 tháng 10, 1985) -Sinh quán Hồ Bắc trong gia đình cố nông ,Bí thư và Tư lệnh quân khu Quảng Châu, Trung Quốc. Được phong hàm thượng tướng từ đợt đầu tiên (1955). Chịu trách nhiệm bảo vệ Đặng Tiểu Bình trong cuộc thanh trừng lần thứ hai. Trong trận đánh chiếm Hoàng Sa và chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 ông giữ chức tổng chỉ huy quân Trung Quốc. Nhưng do áp dụng sai lầm chiến lược "biển người" đối đầu với vũ khí hạng nặng của Quân đội Nhân dân Việt Nam khiến quân Trung Quốc bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, dù sau đó ông vẫn tiếp tục giữ chức tổng chỉ huy quân Trung Hoa nhưng thực quyền điều khiển chiến dịch đã bị trao cho Dương Đắc Chí. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1969 đến năm 1982. Từ năm 1982 đến khi mất là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Báo Người lao động

Hứa Thế Hữu, từ võ tăng thiếu lâm lên tướng Hồng quân Cuối thời kỳ cách mạng văn hóa Trung Quốc, Giang Thanh trở thành “hồng đô nữ hoàng”, quyền sinh sát trong tay, ai dám không sợ? Thế mà có một người dám đập bàn trước mặt Giang Thanh, quát lớn: “mụ là cái quái gì chứ? nếu còn nói bậy nữa ta sẽ tát cho bây giờ”. người đầu tiên ở Trung Quốc dám đòi đánh Giang Thanh ấy chính là Thượng tướng Hứa Thế Hữu

Sáng 9-9-1976, trên thảm cỏ xanh mượt của Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, một bóng người chắc khỏe đang luyện võ. Từng chiêu từng thức phát lực vận kình đều dũng mãnh lạ thường. Người am tường võ công nhìn qua là biết ngay chiêu thức của chính tông Thiếu Lâm quyền. Nhưng ít ai biết người luyện võ đã 70 tuổi kia là thượng tướng Hứa Thế Hữu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh quân khu Quảng Châu, từng lập nhiều chiến công mang tính truyền kỳ. Xuất thân từ võ tăng Thiếu Lâm tự, bao nhiêu năm như một ngày, sáng nào tướng quân cũng luyện công.

Lúc ấy, thư ký của tướng quân vội vàng chạy ra sân cỏ, nói: “Thưa thủ trưởng, điện từ Bắc Kinh đến cho biết, Mao Chủ tịch đã qua đời vào lúc 0 giờ 10 phút sáng nay rồi”.

Hứa tướng quân vốn rất kính trọng Mao Chủ tịch, ông từng nói cả đời chỉ quỳ trước 2 người, đó là mẹ và Mao Chủ tịch. Người thư ký tưởng tướng quân không nghe thấy bèn lặp lại nội dung điện báo lần nữa. Tướng quân như bừng tỉnh, vung tay: “Mau ra sân bay, ta phải đi Bắc Kinh ngay...”.

Lần đầu gặp Mao Chủ tịch

Mấy giờ sau trên sân bay Quảng Châu, một chiếc máy bay hiệu Hùng Ưng màu bạc cất cánh. Khi máy bay xuyên qua những lớp mây, trong lòng Hứa tướng quân trào dâng bao ký ức...

Đó là nơi nào nhỉ? Là ở Lưỡng Hà Khẩu hay Mao Nhi Cái? Phải rồi, đó là nơi gần Mao Nhi Cái, một thị trấn nhỏ, nhưng chính tại hội nghị quân sự ấy, lần đầu tiên tướng quân được gặp Mao Chủ tịch. Lúc ấy tướng quân mới 30 tuổi.

Lúc hội nghị nghỉ giải lao, Mao Chủ tịch đi thẳng đến chỗ Hứa Thế Hữu, Hứa tướng quân vội đứng lên thi lễ nhưng Mao Chủ tịch chận vai anh xuống nói: “Ngồi đi, ngồi đi” rồi ngồi xuống ghế đối diện, thân tình hỏi tướng quân: "Nghe nói anh đã từng làm hòa thượng ở Thiếu Lâm tự?".

Hứa tướng quân có chút ngượng ngập, đỏ mặt nói: “Chưa phải hòa thượng, chỉ là tạp dịch thôi. Tôi thuộc giai cấp vô sản... ở trong chùa phục vụ cho các lão hòa thượng, hằng ngày gánh nước, bửa củi, nấu cơm...”.

Mao Chủ tịch cười: “Tốt lắm, tôi thừa nhận anh thuộc giai cấp vô sản... Vậy anh luyện được mấy năm công phu Thiếu Lâm?”. “Không tính học ở nhà, riêng học ở Thiếu Lâm tự là 8 năm”- Hứa tướng quân sảng khoái trả lời.

"Ồ, đúng là Võ Tòng đả hổ rồi, hèn chi tay trại chủ ấy không đánh nổi anh" - Mao chủ tịch khen.

Đả lôi đài

Hứa tướng quân nghe Mao Chủ tịch nhắc lại, bất giác giật mình. Chuyện đả lôi đài với tay trại chủ ấy chỉ là một trong vô vàn câu chuyện mang sắc thái truyền kỳ của tướng quân, nhưng không hiểu sao Mao Chủ tịch lại biết.

Nhớ lại những ngày Hồng quân Trung Quốc thực hiện cuộc vạn lý trường chinh với biết bao khó khăn, vất vả. Đã thế, khi đi qua các vùng dân tộc thiểu số, các trại chủ, đầu mục lại gây khó dễ bằng cách làm mãi lộ là mở lôi đài tỉ võ với Hồng quân, có đánh thắng mới được nhường đường cho qua.

Có lần đến một vùng nọ, vị trại chủ ở đấy vốn võ công cao cường, trong vòng trăm dặm không có đối thủ, lập lôi đài tỉ võ, dõng dạc tuyên bố: “Nếu Hồng quân phá được lôi đài này thì ta chịu phục, sẽ nhường đường cho”. Hồng quân tuy là đội quân có kỷ luật, nhưng gặp tình huống này đành phải chấp thuận khiêu chiến.

Đánh lôi đài tỉ võ với chiến đấu thực tế ngoài chiến trường là hai việc khác nhau. Đả lôi đài là tỉ võ công, võ lực, thân pháp... Hàng chục võ quan, chiến sĩ Hồng quân biết võ công nhảy lên lôi đài thi đấu đều bị vị trại chủ kia hạ gục ngay. Trại chủ lại càng hung hăng, tự xưng vô địch, xem Hồng quân không ra gì.

Việc đến tai sư trưởng Hứa Thế Hữu, lúc này trong nội bộ Hồng quân có người yêu cầu sử dụng súng giải quyết cho xong, vì thời gian tiến quân gấp rút. Nhưng để không gây mâu thuẫn gay gắt, làm cho trại chủ tâm phục khẩu phục, Hứa tướng quân thân chinh nhận lời giao đấu.

Đấu rượu

Hôm đả lôi đài có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số các vùng và chiến sĩ Hồng quân. Các chiến sĩ Hồng quân tuy nghe Hứa tướng quân giỏi công phu nhưng vẫn sợ rủi có gì sơ sẩy thì hỏng bét... Thực ra nỗi sợ ấy là thừa. Tiếng cồng giao trận vừa dứt, chỉ xuất 2 chiêu Hứa tướng quân đã cho vị trại chủ kia bay xuống võ đài, sẵn đà tướng quân tung người biểu diễn tuyệt kỹ Thập bát La Hán quyền, khí thế cuồn cuộn như sấm sét.

Tiếng vỗ tay reo hò tán thưởng vang dội. Vị trại chủ kia đành cúi đầu chịu thua, làm tiệc thết đãi, mời Hứa tướng quân ngồi trên. Trong bữa tiệc, trại chủ lại gây chuyện, đòi đấu uống rượu, không ngờ Hứa tướng quân là cao thủ về tửu lượng, uống liên tiếp 3 vò lớn mà mặt không biến sắc. Trại chủ và các đầu mục vô cùng kinh ngạc, nghi rằng Hứa tướng quân là thiên tinh hạ phàm, lại xin được gả con gái cho... Tất cả mâu thuẫn được giải quyết êm đẹp, các trại chủ khác nghe tiếng đều tránh đường cho Hồng quân qua, lại còn ủng hộ lương thực...

Thiên Tường (Theo Đằng sau bức tường đỏ của Quan Đông)

Không biết kỳ tiếp theo ca ngợi vị tướng hồng quân từng đánh Việt Nam này như thế nào? Nghilevuong 07:54, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)THƯỢNG TƯỚNG HỨA THẾ HỮU
27/02/2008
trang Tứ Hải Giai Huynh Đệ
Hứa Thế Hữu (许世友, Xu Shiyou) sinh ngày 28 tháng 2 năm Quý Tị 1905, mất ngày 22 tháng 10 năm Kỷ Sửu 1985, Bí thư và Tư lệnh quân khu Quảng Châu, Trung Quốc, người được phong hàm Thượng Tướng đợt đầu tiên năm 1955. Chịu trách nhiệm bảo vệ Đặng Tiểu Bình trong cuộc thanh trừng lần thứ hai. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1969 đến năm 1982. Từ năm 1982 đến khi mất là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cuộc đời ông, cuộc đời của một Võ Tăng Thiếu Lâm Tự trở thành Hồng Quân Trung Quốc là một huyền thoại. Thế nhưng để nhắc nhớ đến ông, có những câu chuyện khiến ai nghe cũng không thể nào quên được.

1. Câu chuyện thứ nhất: Nhận lời thách đấu Đả Lôi Đài.

Trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh đầy vất vả, một trở ngại đáng kể của Hồng Quân là khi đi qua những vùng dân tộc thiểu số, các tù trưởng luôn mở Lôi Đài làm khó dễ bước tiến của Hồng Quân.

Một lần có vị trại chủ với phong khí không kém gì Tưởng Môn Thần trong truyện Thuỷ Hử, cho rằng mình một cước lay xứ Bắc, hai quyền đánh đất Nam, đã dõng dạc thách đấu, nếu đánh thắng thì mới nhường đường. Trong trường hợp như thế. Hồng Quân không còn cách nào khác là phải nhận lời.

Sau khi hàng chục sỹ quan Hồng Quân biết võ công bị gã trại chủ hạ gục, sư trưởng Hứa Thế Hữu đã nhận lời thách đấu.

Thế là trong tiếng hò reo của đám đông Hồng Quân và đồng bào thiểu số, chủ bằng hai đòn thế của quyền thuật Thiếu Lâm chính tông, Hứa tướng quân đã đánh bay gã trại chủ xuống võ đài, đồng thời thừa cơ đi lại bài La Hán Hùng Quyền khí thế như vũ bão sấm sét, khiến bốn bề quân nhân ngây người thán phục.

Câu chuyện thứ 2: Đấu rượu

Gã trại chủ cúi đầu xin thua, mở tiệc khoản đãi Hồng Quân. Trong bữa tiệc lại đặt ra trò Thách Đấu Rượu (Tửu Tỉ Trại), nhằm hạ uy tín vị sư trưởng Hồng Quân. Thế nhưng chừng đã qua dăm chục chén, sắc mặt Hứa Thế Hữu vẫn không hề thay đổi. Cuối cùng qua 3 vò liên tiếp, trại chủ quá đỗi kinh ngạc trước tửu lượng vô biên ấy mà quì xuống, xin gả con gái cho...Hồng Quân thắng cuộc toàn phần, mọi chuyện vì thế êm đẹp.

Hai câu chuyện trên đều được mọi người nhất trí coi là sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời ông, tướng quân Hứa Thế Hữu. Hứa Thế Hữu - Vị tướng dám tát cả Mao Trạch Đông

Thứ Tư, 27/08/2008 --- cập nhật 10:24 GMT+7
Từ một võ tăng Thiếu Lâm chính tông gia nhập quân đội, sau đó được phong hàm Thượng tướng, cuộc đời của Hứa Thế Hữu là một pho huyền thoại.

Sẵn sàng nhận lời thách đấu đả lôi đài để mở đường cho quân đi, uống hơn 50 chén rượu sắc mặt không đổi và dám lao tới tát Mao Trạch Đông, đập bàn quát Giang Thanh..., những việc ấy không ai có thể làm được ngoài Hứa Thế Hữu.

Hứa Thế Hữu sinh ngày 28/2/1905, trong một gia đình bần nông ở Tân Huyện, Hà Nam (Trung Quốc). Vì cha mẹ quá nghèo, để kiếm miếng cơm manh áo, từ nhỏ, Hứa Thế Hữu đã phải đi làm tạp dịch cho một thầy giáo dạy võ. Sau đó, ông tới chùa Thiếu Lâm xin thụ giáo.

Thời gian thoắt cái đã 8 năm, nhờ chuyên tâm rèn luyện, nên khi ra khỏi chùa Thiếu Lâm, Hứa Thế Hữu nắm bắt được rất nhiều tuyệt kỹ công phu và nó đã giúp ông rất nhiều trên con đường bôn tẩu cùng đoàn quân cách mạng trong cuộc Vạn lý trường chinh. Người ta không bao giờ quên hình ảnh ông tả xung hữu đột trong một trận chiến đấu sau khi Hồng quân Trung Quốc đột phá Gia Lăng Giang.

Hứa Thế Hữu thời trẻ
Khi đó mặc dù đã là trung đoàn trưởng, nhưng Hứa Thế Hữu vẫn xung phong tham gia vào đội cảm tử, xách đại đao xông vào trận địa đối phương, phạt bên hữu, chém bên tả. Kết quả, trong trận đó, một mình Hứa Thế Hữu đã tiêu diệt 36 tên địch. Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Lưu Hoa Thanh đã đánh giá cao hành động anh hùng của Hứa Thế Hữu và cho rằng một trung đoàn trưởng tự nguyện gia nhập đội quân cảm tử là chuyện chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Nhưng huyền thoại về Hứa Thế Hữu chưa dừng ở đây. Trong cuộc Vạn lý trường chinh ở Trung Quốc, khi đi qua những vùng dân tộc thiểu số, Hồng quân thường xuyên bị các tù trưởng gây khó dễ. Lần kia, để có đường tiến lên, cánh quân của Hứa Thế Hữu không còn cách nào khác là phải nhận lời thách đấu của một vị trại chủ võ nghệ nức tiếng trong vùng.

Vị trại chủ này tuyên bố nếu Hồng quân đánh thắng ông ta trên lôi đài thì mới nhường đường. Vì việc lớn, hàng chục chiến sỹ, sỹ quan Hồng quân biết võ công thượng đài tỉ thí, nhưng đều bị gã trại chủ hạ gục. Hứa Thế Hữu khi đó đã là sư đoàn trưởng thấy vậy nóng mặt nhận lời thách đấu.

Trong tiếng hò reo của Hồng quân và đồng bào thiểu số, chỉ bằng hai đòn thế của quyền thuật Thiếu Lâm chính tông, Hứa Thế Hữu đã đánh bay gã trại chủ nọ xuống võ đài. Nhân cơ hội, Hứa Thế Hữu múa luôn bài La Hán Hùng Quyền khí thế như vũ bão sấm sét, khiến tất cả những người có mặt ngất ngây thán phục.

Dù đã cúi đầu chịu thua, mở tiệc khoản đãi Hồng quân, nhưng gã trại chủ vẫn tìm cách hạ uy tín thử thách Hứa Thế Hữu. Trong bữa tiệc, hắn lại đặt ra trò đấu rượu, nhằm hạ uy tín đối thủ. Nhấp môi năm chục chén, sắc mặt Hứa Thế Hữu không hề thay đổi.
Không những vậy, vị sư đoàn trưởng này còn khiến tên trại chủ nọ thất sắc khi uống cạn tới 3 vò rượu mà vẫn tỉnh táo như thường. Quá đỗi kinh ngạc trước tửu lượng vô biên của Hứa Thế Hữu, tên trại chủ chỉ còn nước quì xuống, xin gả con gái cho ông. Hồng quân thắng cuộc toàn phần, mọi chuyện vì thế mà êm đẹp. Đón đọc kỳ sau: Bắt Hứa Thế Hữu cho tôi

Kỳ sau: Bắt Hứa Thế Hữu cho tôi

Theo Tin Tức
Hứa Thế Hữu - Vị tướng dám tát cả Mao Trạch Đông

Được gửi vào 01/09/2008

Từ một võ tăng Thiếu Lâm chính tông gia nhập quân đội, sau đó được phong hàm Thượng tướng, cuộc đời của Hứa Thế Hữu là một pho huyền thoại.

Sẵn sàng nhận lời thách đấu đả lôi đài để mở đường cho quân đi, uống hơn 50 chén rượu sắc mặt không đổi và dám lao tới tát Mao Trạch Đông, đập bàn quát Giang Thanh..., những việc ấy không ai có thể làm được ngoài Hứa Thế Hữu.
Hứa Thế Hữu sinh ngày 28/2/1905, trong một gia đình bần nông ở Tân Huyện, Hà Nam (Trung Quốc). Vì cha mẹ quá nghèo, để kiếm miếng cơm manh áo, từ nhỏ, Hứa Thế Hữu đã phải đi làm tạp dịch cho một thầy giáo dạy võ. Sau đó, ông tới chùa Thiếu Lâm xin thụ giáo.

Thời gian thoắt cái đã 8 năm, nhờ chuyên tâm rèn luyện, nên khi ra khỏi chùa Thiếu Lâm, Hứa Thế Hữu nắm bắt được rất nhiều tuyệt kỹ công phu và nó đã giúp ông rất nhiều trên con đường bôn tẩu cùng đoàn quân cách mạng trong cuộc Vạn lý trường chinh. Người ta không bao giờ quên hình ảnh ông tả xung hữu đột trong một trận chiến đấu sau khi Hồng quân Trung Quốc đột phá Gia Lăng Giang. Khi đó mặc dù đã là trung đoàn trưởng, nhưng Hứa Thế Hữu vẫn xung phong tham gia vào đội cảm tử, xách đại đao xông vào trận địa đối phương, phạt bên hữu, chém bên tả. Kết quả, trong trận đó, một mình Hứa Thế Hữu đã tiêu diệt 36 tên địch. Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Lưu Hoa Thanh đã đánh giá cao hành động anh hùng của Hứa Thế Hữu và cho rằng một trung đoàn trưởng tự nguyện gia nhập đội quân cảm tử là chuyện chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Nhưng huyền thoại về Hứa Thế Hữu chưa dừng ở đây. Trong cuộc Vạn lý trường chinh ở Trung Quốc, khi đi qua những vùng dân tộc thiểu số, Hồng quân thường xuyên bị các tù trưởng gây khó dễ. Lần kia, để có đường tiến lên, cánh quân của Hứa Thế Hữu không còn cách nào khác là phải nhận lời thách đấu của một vị trại chủ võ nghệ nức tiếng trong vùng.

Vị trại chủ này tuyên bố nếu Hồng quân đánh thắng ông ta trên lôi đài thì mới nhường đường. Vì việc lớn, hàng chục chiến sỹ, sỹ quan Hồng quân biết võ công thượng đài tỉ thí, nhưng đều bị gã trại chủ hạ gục. Hứa Thế Hữu khi đó đã là sư đoàn trưởng thấy vậy nóng mặt nhận lời thách đấu.

Trong tiếng hò reo của Hồng quân và đồng bào thiểu số, chỉ bằng hai đòn thế của quyền thuật Thiếu Lâm chính tông, Hứa Thế Hữu đã đánh bay gã trại chủ nọ xuống võ đài. Nhân cơ hội, Hứa Thế Hữu múa luôn bài La Hán Hùng Quyền khí thế như vũ bão sấm sét, khiến tất cả những người có mặt ngất ngây thán phục.

Dù đã cúi đầu chịu thua, mở tiệc khoản đãi Hồng quân, nhưng gã trại chủ vẫn tìm cách hạ uy tín thử thách Hứa Thế Hữu. Trong bữa tiệc, hắn lại đặt ra trò đấu rượu, nhằm hạ uy tín đối thủ. Nhấp môi năm chục chén, sắc mặt Hứa Thế Hữu không hề thay đổi.

Không những vậy, vị sư đoàn trưởng này còn khiến tên trại chủ nọ thất sắc khi uống cạn tới 3 vò rượu mà vẫn tỉnh táo như thường. Quá đỗi kinh ngạc trước tửu lượng vô biên của Hứa Thế Hữu, tên trại chủ chỉ còn nước quì xuống, xin gả con gái cho ông. Hồng quân thắng cuộc toàn phần, mọi chuyện vì thế mà êm đẹp.

Thượng tuần tháng 10/1936, phương diện quân Hồng Nhị, Hồng Tứ hội quân cùng phương diện quân Hồng Nhất (Hồng quân trung ương) tại thành Hội Ninh thuộc huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.

Sự kiện trọng đại này đặt dấu chấm hết cho những năm tháng trường chinh gian khổ của Hồng quân Trung Quốc, làm phá sản hoàn toàn âm mưu chia rẽ Hồng quân với Đảng Cộng sản Trung Quốc của Trương Quốc Đạo (một trong những nhà lãnh đạo thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau phản bội đi theo Quốc dân Đảng). Đồng thời, nó cũng đặt nền móng vững chắc cho Mao Trạch Đông trong vai trò nhà lãnh đạo thực tế của Trung ương Đảng Cộng sản và Hồng quân Trung Quốc. Khi đó, Hứa Thế Hữu là sư đoàn trưởng thuộc phương diện quân Hồng Tứ.

Một hôm, Hứa Thế Hữu nhận được thông báo đi tập huấn và tham gia đấu tranh vạch tội Trương Quốc Đạo tại trường Đại học Hồng quân (sau đổi thành trường Đại học quân chính kháng Nhật). Trong quá trình đấu tố Trương Quốc Đạo, giữa các học viên trường Đại học Hồng quân, chủ yếu đến từ phương diện quân Hồng Nhất, Hồng Nhị và Hồng Tứ nẩy sinh mẫu thuẫn gay gắt.

Trước sự hiện diện của đông đảo học viên tham dự hội nghị truyền đạt thông báo về sự thất bại của quân Tây Lộ thuộc phương diện quân Hồng Tứ, Hứa Thế Hữu đã không thể kìm được lòng mình, bật khóc. Các học viên thuộc phương diện quân Hồng Nhất và Hồng Nhị cho rằng Hứa Thế Hữu và các học viên thuộc phương diện quân Hồng Tứ đứng về phía Trương Quốc Đạo, không những chưa nhận thức đầy đủ, mà còn không chịu vạch hết tội lỗi của Trương Quốc Đạo, liền chĩa mũi nhọn "đấu tranh đường lối" vào Hứa Thế Hữu và các học viên thuộc phương diện quân Hồng Tứ khác. Vì điều này, hai phe trở nên đối lập sâu sắc và luôn trong tình trạng "tên chuẩn bị rời cung, súng sắp sửa lẩy cò".

Sau này, không ít học viên thuộc phương diện quân Hồng Tứ bị đem ra phê đấu. Vì là tướng tâm phúc của Trương Quốc Đạo, nên Hứa Thế Hữu trở thành một trong những người chịu trận nhiều nhất, bị chỉnh đốn, phê bình ở hết hội nghị lớn đến cuộc họp nhỏ. Không thể chịu được nỗi oan khuất đó, cuối cùng, trong một hội nghị vạch tội Trương Quốc Đạo, Hứa Thế Hữu đã nổi xung, xông lên bàn chủ toạ, lớn tiếng chất vấn:

"Tại sao lại nói Trương Quốc Đạo là chủ nghĩa chạy trốn? Trung ương chẳng phải đã chạy trốn hay sao? Hồng quân trung ương chẳng phải đã chạy trốn khỏi khu Xô viết trung ương? Không đánh được quân địch, chuyển sang nơi khác đánh tiếp, lẽ nào gọi đó là chủ nghĩa chạy trốn?" Những lời Hứa Thế Hữu phát ra chẳng khác nào một quả bom tấn giáng xuống hội nghị.

Cả hội trường nhao nhao kêu gọi đánh đổ đệ tử của Trương Quốc Đạo - Hứa Thế Hữu. Người ta gọi Hứa Thế Hữu là tên thổ phỉ núi Đại Biệt, là phần tử Trotsky lẩn vào trong Hồng quân. Về tới phòng, Hứa Thế Hữu vẫn lửa giận đùng đùng, toàn thân run lên, đau khổ tâm sự cùng bạn đồng khoá, Vương Kiến An rằng: "Chúng ta hết đường ở lại Hồng quân rồi!"

Tối hôm đó, một kế hoạch nguy hiểm đã nảy ra trong đầu Hứa Thế Hữu. Sau khi bàn bạc cùng các chiến hữu như Vương Kiến An, Chiêm Tài Phương và Ngô Thế An, Hứa Thế Hữu quyết định mọi người sẽ đến nhờ vả Lưu Tử Tài, một người trước đây là thuộc hạ của Hứa Thế Hữu, hiện đang nắm trong tay một đội quân vũ trang lên tới trên 10.000 người ở Tứ Xuyên.

Qua vận động bí mật, số người thuộc phương diện quân Hồng Tứ đồng ý đi theo Hứa Thế Hữu ngày càng nhiều, trong đó có hơn 20 cán bộ cấp quân đoàn, 6 cán bộ cấp sư đoàn, 5 cán bộ cấp trung đoàn. Họ quyết định không mang theo Trương Quốc Đạo, Hà Uý và Chu Thuần Toàn vì cho rằng những người này thể chất kém, muốn đi thì phải cưỡi ngựa.

Vạch xong kế hoạch, tự tay Hứa Thế Hữu viết một bức thư cho Mao Trạch Đông. Thời gian xuất phát là đúng 10 giờ tối 4/4/1937. Trong khi Hứa Thế Hữu đầy tự tin vào sự thành công của kế hoạch thì một bất ngờ đã xảy ra. Vương Kiến An, người bạn chiến đấu thân tín nhất của Hứa Thế Hữu, từng giữ chức chính uỷ quân Hồng Tứ, bỗng nhiên tỉnh ngộ vào thời khắc quan trọng nhất.

Chiều 4/4/1937, Vương Kiến An tới gặp trưởng phòng bảo vệ Đại học Hồng quân báo cáo việc Hứa Thế Hữu và các chiến hữu chuẩn bị bí mật rời bỏ trường để tới Tứ Xuyên nhờ cậy Lưu Tử Tài. Vừa nghe tin này, Mao Trạch Đông đã nổi trận lôi đình, ra lệnh cho Lâm Bưu (lúc này là Hiệu trưởng trường Đại học Hồng quân): "Bắt ngay bọn Hứa Thế Hữu cho tôi".

Còn tiếp

Chiến tranh Đông dương 3 - P13 : Trận chiến biên giới Việt Hoa 1979


Ngày thứ bảy 17-2-1979, lúc 3 giờ 30 sáng, pháo binh quân đội Trung hoa bắt đầu pháo kích ào ạt vào các vị trí quân sự các quận Tiên Lĩnh, Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng, mở đầu cho một cuộc tấn công quy mô trên một chiến tuyến dài hơn một ngàn cây số dọc theo biên giới Việt Hoa từ Lai Châu đến Móng Cái.
Xét về địa thế, lãnh thổ hai nước dọc theo biên giới có thể chia làm hai vùng. Vùng lãnh thổ tây bắc gồm những tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang tới Cao Bằng giáp giới với Vân Nam và Quảng Tây của Trung hoa là một vùng đất hiểm trở, núi non trùng điệp, với rặng Phansipăng trải dài từ Tây Tạng, qua Vân Nam, chiếm ba phần tư lãnh thổ phía tây của Bắc Việt, kéo dài đến dãy Trường Sơn. Trục lộ giao thông chính của vùng này là con đường nối Côn Minh, thủ phủ của Vân Nam, qua Mông Tự, vượt biên giới Việt Hoa ở Lào Cai, xuôi quốc lộ 2 dọc theo thung lũng sông Hồng về Hà nội. Vùng lãnh thổ đông bắc chạy từ Cao Bằng xuống Lạng Sơn, Móng Cái giáp giới Quảng Đông tương đối bằng phẳng, ít núi non, đường xá thuận tiện, dân cư đông đảo phồn thịnh. Trục lộ giao thông chính là con đường từ Nam Ninh chạy qua ải Nam Quan thuộc Lạng Sơn, theo quốc lộ 1 chạy qua châu thổ sông Hồng về Hà nội.
Sinh sống dọc theo biên giới hai nước Việt H

Hứa Thế Hữu và Hà Nội MớiBình luận của Blogger Huy Đức

Khi tôi viết bài Cuộc Chiến 1979 Và Hoàng Sa có nhắc đến chi tiết ngày 9-12-1978, lệnh đánh Việt Nam đã được trao tới tay Hứa Thế Hữu. Ngay sau đó, anh Đỗ Thái Bình, một cộng tác viên, chuyển cho tôi bài Thu Phục Tướng Tài đăng trên báo Hà Nội Mới viết về tướng Hữu.

Khi nhận lệnh xâm lược Việt Nam, Hứa Thế Hữu là tư lệnh quân khu Quảng Châu, đảm trách địa bàn tác chiến từ Cao Bằng tới Móng Cái. Trong khi, tướng Dương Đắc Chí đánh từ Lao Cai ngược sang Phong Thổ, Lai Châu. Mãi tới đầu tháng 2-1979, Dương Đắc Chí mới được điều về làm tư lệnh quân khu Côn Minh thay thế Vương Tất Thành. Có lẽ vì Đặng muốn sử dụng một người có kinh nghiệm trận mạc và am hiểu Việt Nam chỉ huy cuộc chiến. Dương Đắc Chí là tư lệnh “quân chí nguyện” Trung Quốc thời chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên (1953) và năm 1967 đã cầm đầu một phái đoàn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam. Cánh quân của Dương Đắc Chí đã bắn giết thường dân sáng 17-2 ở Bát Xát; trong khi, quân của Hứa Thế Hữu tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và chặt đầu thường dân ở thôn Tổng Chúc.

Theo link được GS Trần Hữu Dũng đưa lên Viet-studies.info, tôi vào xem lại bài Thu Phục Tướng Tài, thấy, đây là một bài phỏng dịch được Hà Nội Mới đưa lên từ 19-9-2008 và nó vẫn tồn tại trên bản online cho đến hôm nay (16-2). Hà Nội Mới là tờ báo của Thành ủy Hà Nội, không biết ca ngợi Hứa Thế Hữu có nằm trong định hướng thắt chặt tình hữu nghị giữa hai đảng. Tổng biên tập báo Hà Nội Mới vốn là một đại tá quân đội, không biết có phải ông cũng thành tâm ngưỡng mộ một vị tướng, theo Hà Nội Mới, là có tài. Nhưng, cho dù ý định của tờ báo thế nào thì tôi nghĩ, người đọc cũng rất cần biết thêm chi tiết tướng Hứa Thế Hữu là người trực tiếp chỉ huy đội quân Trung Quốc đánh chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng hồi 17-2-1979.

Tôi nhớ, năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình chết (19/2/1997), các báo Việt Nam đều viết bài, nhưng chỉ có Tổng Biên tập Võ Như Lanh của tờ Thời báo Kinh Tế Sài Gòn cho đăng tin nói rõ Đặng là kẻ chủ mưu cuộc chiến chống Việt Nam năm 1979. Không thể phủ nhận vai trò của Đặng đối với lịch sử hiện đại của Trung Quốc và phải thừa nhận chính sách của Đặng ít nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhưng, việc Đặng đã ra lệnh đánh Việt Nam và sau đó, ra lệnh thảm sát sinh viên Trung Quốc biểu tình ở Thiên An Môn cũng là sự thật. Khen hoặc chê Hứa Thế Hữu là tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người, nhưng vai trò tư lệnh đội quân xâm lược Việt Nam trong ngày 17-2 của Hữu là một sự thật lịch sử mà báo Hà Nội Mới không nên né tránh.



Hứa Thế Hữu và Đặng Tiểu Bình

Hứa biểu diễn võ Thiếu Lâm

Hứa Thế Hữu bên bờ biển hồi tưởng lại những ngày đánh chiếm Hoàng Sa

Hứa Thế Hữu trong những ngày tại Diên An

Hứa Thế Hữu diễn võ Thiếu Lâm

Hứa Thế Hữu đang tranh luận với Mao Trạch Đông.Báo Hà Nội Mới số tháng 09 năm 2008 có bài báo "Thu phục tướng tài "kể chuyện họ Mao đã dùng Hứa dù Hứa nói ngang và dám tranh luận với mình !!!Hứa đúng là "tài" đã "dạy cho VN một bài học chăng?"!!!

Là một người có Võ Thiếu Lâm,điều này được một số báo Việt Nam ca ngợi (!) trong đó có báo Hà Nội Mới tháng 09 năm 2008 có cả một bài về họ Hứa,Hứa Thế Hữu thường biểu diễn võ cho quân xem.Trong ảnh,Hứa biểu diễn nâng vật nặng cho hải quân xem

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thân thiết của gia đình Hứa Thế Hữu.Trong ảnh :Bác Hồ đang vui với các cháu của Hứa Thế Hữu trong lần tới thăm gia đình tại Quảng Châu

Hứa Thế Hữu đang dùng ống nhòm quan sát trong trận Chiến Tranh Biên Giới Trung Việt 1979

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét