Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Góp phần đọc "Sức Mạnh trên Biển" của Mahan-bài 1

Sau những bài suy tư về Chiến Lược phát triển Đất Nước ,cụ thể là Chiến Lược Biển qua các bài viết của TS Giap Văn Dương và Đăng Xuân Phương có trích dẫn Mahan,nhiều bạn đọc quan tâm tới cuốn sách có tên đầy đủ là "Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử ,1660-1783",nhưng thường được gọi gọn là "Sức Mạnh trên Biển-Sea Power " của Alfred Mahan công bố vào năm 1850,tức là trước khi Cao Bá Quát  bị Tự Đức chém đầu 5 năm (1855) với tội phản nghịch bảo vệ nông dân chống lại triều đình.   Trong chuyến đi công tác vùng Hạ Châu (Singapore,Malaysia...) vào năm 1844 bằng tàu buồm Phấn Bằng, trong đó có mục tiêu mua tàu Điện Phi chạy bằng hơi nước,Cao Bá Quát đã  nhìn thấy  “ con vật khổng lồ quái dị ” chạy bằng hơi nước đang rẽ sóng phăng phăng từ xa tiến lại, và sáng tác bài thơ  Hồng mao hoả thuyền ca (Bài thơ về chiếc tàu chạy bằng hơi nước của người Anh) với những câu như 
Cao yên quán thanh không  Khói ùn ùn tuôn  lên trời xanh  ,Tả  tác bách xích đôi  Tỏa ra một đống cao hàng trăm thước ,Yêu kiều thuỳ thiên long Ngoằn nghèo như con rồng trên  trời sa xuống ,Cương phong xuy bất khai Gió mạnh thổi cũng không tan .Ông còn miêu tả khá chi tiết con tàu kinh dị này như : Nguy tường ngật lập, ngũ lạng tĩnh  Cột tàu cao chót vót, con quay gió đứng im , Tu đồng trung trĩ, phún tác yên tối ngôi Ở giữa có ống khói phun khói ra ngùn ngụt , Hạ hữu song luân triển chuyển đạp cấp lãng Bên dưới có hai chiếc guồng xoay chuyển liên hồi đạp sóng dồn , Luân phiên lãng phá, ẩn kỳ sinh nộ lôi Guồng quay, sóng đánh tung toé ầm ầm như tiếng sấm rền ,Hữu thời hoành hành,đảo tẩu tật bôn mã Có lúc đi ngang chạy ngược như ngựa phi,Vô phàm,vô lỗ vô nhân thôi Không buồm không chèo cũng không người đẩy  ,Long nha Xích khảm bách lý ngoại Từ những đảo Nanh Rồng,Đá Đỏ xa hàng trăm dặm,Đàn chỉ tảo khước kinh lan hồi Chỉ búng ngón tay đã vượt qua những đợt sóng kinh người
Càng đi xa,Cao Bá Quát càng thấy rõ nhiều vấn đề và điều thu hoạch thứ hai của Cao Bá Quát, là ông gần như phủ nhận  thứ văn học nhà nho mà người ta đã nhồi vào đầu ông từ lúc còn đi học.Sau khi đi Batavia về,mấy năm sau, ở Ðà Nẵng, ông viết một bài thơ dài tâm sự với bạn trong đó có câu :
Tự tùng phiếm hải lịch ba sơn (tức Batavia)
Thủy giác lục hợp hà mang mang
Hướng tích văn chương đẳng nhi hí
Thế gian thùy thị chân nam tử
Uổng cái bình sinh đọc thư sử
Ðại ý là: Từ chuyến đi thuyền trên biển sang tới Batavia, thì mới hiểu rằng trong cõi trần này rất rộng lớn và thấy rằng những chuyện văn chương mà tôi học được từ xưa, đều là chuyện trò chơi con trẻ cả. Và ông ấy ước rằng: Nếu trong thế gian này, có người nào là chân nam tử tức là người có bản lĩnh thật sự, thì mong người đó đừng uổng công, cái công bình sinh đời Cao Bá Quát đã bỏ ra rất nhiều năm để đọc thơ và đọc sử. 
Một nhà nho phủ nhận cái vốn liếng văn hóa cổ truyền! Lúc đó, ông đã khám phá ra, nó là một cái gì vụn vặt và sáo hủ, mà nhà nho đứng trong thời đại đó, có lẽ nên quẳng đi để đương đầu với những vấn đề mới của đất nước. Câu chuyện Cao Bá Quát có lẽ gây cho ta nhiều cảm xúc khi đọc Mahan vào lúc này,dù chậm hơn một thế kỷ ,nhưng muộn còn hơn không và việc nhà xuất bản Trí Thức cho ra đời bản dịch cuốn sách trong tủ sách Tinh Hoa vào năm 2012 là một việc làm đáng hoan nghênh .Khi Mahan công bố lý thuyết Sức Mạnh trên Biển là đã đóng góp lớn lao cho cuộc toàn cầu hóa lần thứ nhất:chủ nghĩa đế quốc toàn cầu ,nhiều dân tộc bị áp bức nô lệ,thực dân vơ vét tài nguyên.Nỗi đau mất nước của dân tộc ta cũng là nỗi đau từ biển cả đại dương.Ba năm sau khi Cao Bá Quát từ trần,tháng Tám năm 1858,liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công cảng Đà Nẵng mở đầu một thời kỳ Pháp thuộc.Tháng Chín năm 1940 ,Nhật tiến vào Đông Dương,vào cảng Hải Phòng từ đảo Hải Nam.Năm 1964,quân viễn chinh Mỹ đổ bộ vào cảng Đà Nẵng sau nhiều năm tham gia chiến tranh bằng cách cố vấn viện trợ!Đọc Mahan vào lúc này,khi thế giới đang trong giai đoạn toàn cầu hóa lần thứ hai,chủ quyền trên biển của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng,nhiều vấn đề "dân sinh,dân khí,dân trí" vẫn còn nguyên vẹn như cách đây 100 năm khiến cho chúng ta không khỏ đau lòng.Bỏ qua mọi mặc cảm ,kiêu ngạo vốn có đối với một lý thuyết "phản động,thực dân,bênh vự cho chủ nghĩa đế quốc",chúng ta cần có thài độ khoa học phê phán khi nghiên cứu Mahan,một trước tác đã được loài người đón nhận hồ hởi trong tinh thần phê phán suốt một thế kỷ qua
1/Để đọc cuốn sách,chúng tôi có đường dẫn giúp các bạn tới bốn phiên bản Anh,Nga,Trung,Việt  file pdf :
-bản tiếng Anh do nhà xuất bản Boston Little Brown and Company ấn hành lần thứ 12 ,ghi rõ giữ bản quyền nằm 1890 bới A.T.Mahan và 1918 bời Ellen Lyle Mahan.Bản này xuất bản pdf free download trên mạng,tại đây
-bản tiếng Nga Мэхэн А.Т. Влияние морской силы на историю 1660-1783. nhà xuất bản  Terra Fantastica và Военная Литература xuất bản 2002.Bản này do  viên sĩ quan-nhà sử học  Hải quân Nga hoàng tên là N.P. Azbelev (Н.П. Азбелев) dịch năm  1895,được giáo sư,nhà sử học Hải quân Nga Dotsenko V.D. (ДОЦЕНКО Виталий Дмитриевич) xem lại,viết lời mở đầu và lời bạt ,cả hai được sử dụng trong bản tiếng Việt,cũng giúp cho người đọc Việt hiểu hơn về Mahan,xin bấm vào đây
-bản tiếng Trung 《海权对历史的影响》tức "Hải quyền đối lịch sử đích ảnh hưởng" của tác giả Mahan mà tiếng Trung gọi là Mã Hán (tên đầy đủ là   阿尔弗雷德·赛耶·马汉)  do nhà xuất bản Quân Giải Phóng  " 解放军出版社" xuất bản năm 2006.Bản dịch do hai dịch giả Bản tiếng  An Changrong (An Thường Dung) và Cheng Zhongqin (Thành Trung Cần) tức 安常容 và 成忠勤 cùng dịch ,xuất bản lần đầu vào  ngày 23/04/1996 .Trong lời nói đầu ,nhà xuất bản có nói rõ :đây là thành tựu không phải chỉ để hải quân mà toàn quân phải học tập! Bản pdf công khai free trên mạng,xin bấm vào đây
-bản tiếng Việt do Phạm Nguyên Trường dịch,Nhà xuất bản Trí Thức ấn hành lần đầu 500 cuốn vào 2012,lần hai 500 cuốn vào năm 2013 .Chúng tôi scan và đưa lên mạng những bài của V.D. Dotsenko và 3 trang Lời nói đầu,27 trang  Dẫn nhập,71 trang chương 1-Những thành tố của sức mạnh trên biển .Có lẽ đó là những phần hấp dẫn lý thú nhất trong toàn bộ hơn 650 trang của bản tiếng Việt vì 13 chương còn lại là những nghiên cứu lịch sử hải quân 1660-1783 để minh họa cho các luận điểm mà tác giả đưa ra tại chương 1 với nhiều kiến thức về hải chiến thế kỷ 17,18 làm nặng đầu những người dọc không cần nghiên cứu quá tỷ mỉ các trận đánh xa xưa.Việc scan này là xuất phát từ nhu cầu bản thân ,thường đọc văn bản trên máy tính bảng hay Kindle ,nhẹ nhàng mang theo người thay vì một quyển sách đồ sộ và đưa lên mạng mong phổ biến được cho mọi người.Tất nhiên ,việc này chưa xin phép nhà xuất bản mà tại trang lót,nhà xuất bản có nhắc tới bản quyền và vi phâm pháp luật.Vả lại,chúng ta biết rằng với sinh viên nước ngoài,mà bản thân người viết này cũng có dịp là học trò,việc photo cho phép một số trang chứ không phải toàn bộ cũng là một việc được phép !
2/  Những chiến thuyền trước thế kỷ 20 được Mahan nhắc tới là  thuyền galley,tàu chiến tuyến ,tàu frigate.Để hiểu được những điều Mahan bình luận,ta cần tìm hiểu qua những đặc điểm của ba loại tàu này :
2.1 thuyền galley -trước đây trong nhiều văn bản tiếng Việt gọi là ga-le theo tiếng Pháp là  galere ,trong khi
Galley thời trung thế kỷ
đó tiếng Anh gọi là galley ,tiếng Trung là  帆桨战船 ,tiếng Nga là галера .Đầu tiên đó thuyền chèo thời cổ xưa ,người chèo thuyền vất vả nên thành ngữ “cho xuống galere chèo thuyền “tức là đi lao động khổ sai .Vào thời trung thế kỷ tới thế kỷ 17-18,đó là thuyền chiến chạy bằng mái chèo, có mặt trong đội tàu của hầu hết các nước châu Âu. Loại thuyền này có chiều dài 40 - 60 m, rộng 4 -7,5m, mớn tới 2m, 16 - 32 cặp mái chèo dài tới 15m, được xếp thành một hàng; tốc độ khi chèo đạt tới 7 hải lý/giờ;có buồng phía đuôi và mũi nhọn nhô ra làm chức năng đâm húc vào thuyền địch . Khi pháo xuất hiện thì mũi húc thôi không đóng vai trò vũ khí chính nữa ,mà nó được nâng ngang mức boong chính và dùng làm cầu leo sang đánh giáp lá cà và để căng buồm. Từ thế kỷ 14, dọc theo mạn thuyền galley người ta đặt những dầm dọc để cố định cọc chèo, trên những dầm này đặt mạn giả. Đồng thời galley cũng được trang bị pháo nhiều loại vũ khí như súng bắn đá,pháo…. Thuyền viên galley lên tới con số 450 người, người chèo ( 5 - 9 người một mái chèo) ngồi trên ghế băng, giữa các hàng ghế là lối đi. Đầu tiên galley được điều khiển bằng 2 mái chèo lái, tới cuối thế kỷ 13 thì thay bằng bánh lái. Galley có hai buồm xiên, được sử dụng như động cơ phụ..Ở nước ta,các loại thuyền từ Cổ Lâu thời nhà Hồ cho tới các loại thuyền trên Cửu Đỉnh thời nhà Nguyễn có thể xếp vào loại thuyền galley này
2.2 tàu chiền tuyến ,trong bản dịch Mahan tiếng Việt gọi là thuyền chiến ,không lột tả được nội dung sự
Đuôi tàu Victory trong ụ ,ảnh chụp năm 2007
việc
.Tên của tàu chiến tuyến tiếng Anh là ship-in/of-the-line ,tiếng Trung là 风帆战列舰,tiếng Nga là Линейный корабль парусный.Đó là loại tàu chiến được đóng từ thế kỷ 17 tới giữa thế kỷ 19 để tham gia các cuộc hải chiến với chiến thuật dàn hàng ngang (line of battle)  .Trong chiến thuật này,các tàu được nối đuôi nhau dàn hàng ngang song song với với hàng tàu của đối phương để tận dụng tối đa hỏa lực phóng ra từ mạn tàu tiêu diệt quân địch.Vì thế phần thắng luôn luôn thuộc về phía trang bị những tàu lớn với hỏa lực mạnh. Tới cuối những năm 1840 ,máy hơi nước ra đời đã giúp cho ít chịu ảnh hưởng của sức gió ,nên đã xuất hiện những tàu chiến tuyến không còn hoàn toàn chạy bằng buồm mà đã có thêm máy hơi nước và
Mặt cắt tàu chiến tuyến ba boong 1-kho đạn;
2-khi giữ thuốc súng và đạn tín hiệu;3-các dự trữ ;4- đường nước;
5-đạn bắn ra;6-đại bác có dây chằng ;7-boong trên
chân vịt dù vẫn được đóng bằng gỗ. Tới năm 1859 xuất hiện chiếc tàu chiến bọc thép ,đó có thể coi là tổ tiên của các tàu chiến thế kỷ 20.Hiện nay chỉ còn lại duy nhất một tàu chiến tuyến còn sót lại,đó là chiếc Victory của đô đốc Anh Horatio Nelson trong trận Trafalgar mà Mahan nhắc tới nhiều lần trong cuốn sách  .Con tàu nằm trong ụ tại Portsmouth,hiện nay vẫn đang tu sửa để trở thành con tàu bảo tàng.
Được sự giúp sức của các nhà cố vấn phương Tây,tàu chiến tuyến chắc cũng đã hiện diện trong đội tàu nước ta thời Nguyễn mà những khẩu súng thần công hiện nay được phát hiện tại nhiều nơi như khu vực Ba Son vốn là Xưởng Chu Sư thời Nguyễn,khu vực xưởng CARIC bên Thủ Thiêm thành phố Hồ Chí Minh.
2.3-tàu frigate mà trong bản dịch Việt gọi là tàu khu trục,không phản ảnh đúng nội dung của Mahan .Tàu frigate ( frigate; 巡防; Фрегат) là một loại tàu chiến mà ý nghĩa của tên gọi thay đổi theo thời gian.Trong kỷ nguyên buồm,đó là những chiến thuyền ba cột buồm .Thế Chiến II,những tàu frigate chính là các tàu khu trục hộ tống (Destroyer Escort) ,những tàu quét lôi nhỏ,trang bị vũ khí nhẹ,tốc độ tương đối chậm,đi hộ tống các đoàn vận tải.
Vào thế kỷ 17, từ frigate được sử dụng để chỉ mọi tàu chiến được chế tạo nhằm đạt tốc độ và có tính  cơ động cao, nên các tàu có tính năng như vậy thường được mô tả là "được chế tạo như frigate". Chúng có thể là những tàu chiến mang dàn pháo chính là pháo gắn trên bệ bố trí trên một boong duy nhất hoặc trên hai boong tàu (với những khẩu pháo trên bệ nhỏ hơn bố trí trên boong trước và boong sau con tàu). Frigate được dùng chung để chỉ những con tàu quá nhỏ không thể đứng trong dàn hàng chiến trận (line-of-battle), mặc dù các tàu chiến tuyến ban đầu thường được xem là tàu frigate do chúng được chế tạo để có tốc độ nhanh.
Tàu frigate mang tên Constitution của Mỹ hiện nay
như một tàu bảo tàng tại Boston
Sang thế kỷ 18 , từ ngữ này được dùng để chỉ những con tàu thường dài ngang với tàu chiến tuyến, có cáccánh buồm vuông (square-rigged)  trên cả ba cột buồm, nhưng nhanh hơn và trang bị vũ khí nhẹ hơn, sử dụng trong nhiệm vụ tuần tra và hộ tống. Trong một quy định của Bộ Hải quân Anh,tàu frigate là những tàu được xếp hạng  có ít nhất 28 khẩu pháo, mang dàn vũ khí chính trên một boong liên tục duy nhất là boong trên, trong khi tàu chiến tuyến thường có hai hoặc nhiều hơn các boong liên tục mang các dàn pháo.Bắt đầu vào khoảng năm 1858 Hải quân Anh và Pháp bắt đầu chế tạo tàu frigate bọc thép (armoured frigate) là một kiểu tàu chiến bọc sắt đầu tiên,trong một thời gian dài là kiểu tàu chiến trên mặt nước mạnh mẻ nhất. Thuật ngữ "frigate" được sử dụng vì kiểu tàu này tiếp tục mang dàn hỏa lực chính trên boong trên duy nhất và chạy liên tục duy . Những chiếc thiết giáp hạm (battleship) cuối thế kỷ 19 được phát triển từ những tàu frigate bọc thép hơn là từ những tàu chiến tuyến .
Trong hải quân hiện đại, tàu frigate được sử dụng để bảo vệ các tàu chiến khác và các tàu buôn, đặc biệt là như những tàu chống ngầm cho những lực lượng đổ bộ viễn chinh, các đội tiếp liệu dọc đường, và các đoàn vận tải,cho nên đôi khi người ta coi tàu frigate là tàu hộ tống. Nhưng những lớp tàu được gọi tên là "frigate" đồng thời cũng rất giống với tàu corvette (tàu hộ tống nhỏ),tàu khu trục (destroyer),tàu tuần dương (cruiser), và thậm chí là với cả thiết giáp hạm (battleship).
Gần đây Hải quân Nga đã chính thức xếp hạng tàu có lớp tàu frigate thay cho các cách gọi tàu hộ tống…trước đây 
3/Lý thuyết về buồm 
Để hiểu các trận hải chiến dùng thuyền buồm,ta cần hiểu về buồm.Chúng tôi sẽ trình bày trong bài 2

  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét